• Thành viên của Tổ chức Giáo dục EQuest
  • Theo dõi :

Không ít những “lề thói” sai lầm của cả phụ huynh thời xưa và một bộ phận giới trẻ thiếu hiểu biết ngày nay tỏ ra dè bĩu và coi khinh công việc tay chân này – nghề buồng phòng. Tuy nhiên, cũng như tất cả những ngành nghề khác trong ngành dịch vụ, Housekeeping cũng là nghề tiến thân (tức thăng tiến trong sự nghiệp).

Tuy là “nghề phổ thông”

Sẽ không sai khi nói Housekeeping là “nghề phổ thông”, tức không yêu cầu bằng cấp khi tìm việc buồng phòng ở cấp bậc nhân viên và chưa có kinh nghiệm. Chỉ cần có sức khỏe tốt – trung thực – nhanh nhẹn, ham học hỏi – cẩn thận – tỉ mỉ – thái độ làm việc nghiêm túc – có trách nhiệm với công việc… là gần như bạn “đủ tiêu chuẩn” để ứng tuyển vào vị trí Housekeeping – nhân viên Buồng phòng.

Do đó, dù bạn là nam hay nữ, tốt nghiệp Đại học hay chưa, chỉ cần yêu nghề, muốn trở thành những Housekeeper thật sự, muốn gắn bó lâu dài với nghề, bạn hoàn toàn có thể tự tin lựa chọn cho mình một khách sạn phù hợp trên Hoteljob.vn, nhấn nộp hồ sơ online và làm theo hướng dẫn để có cơ hội được tham gia phỏng vấn – thử việc và trở thành nhân viên chính thức tại đó.

… nhưng cũng đòi hỏi kỹ năng nghiệp vụ

Nhiều người cho rằng nghề housekeeping giống như việc dọn nhà cửa, không có gì đáng để học. Nhưng khi bước vào học mới thấy được cái khó của nó. Bạn có biết rằng, để có được căn phòng sạch, chiếc giường êm, tấm ga trắng hay nhà vệ sinh tươm tất đúng tiêu chuẩn… những nhân viên buồng phòng đã phải mất rất nhiều thời gian, bỏ cả sức lực và cái tâm của người yêu nghề vào mỗi công đoạn làm việc. Có nhiều bạn mới vào nghề đã phải học mất 5 – 7 ngày để có thể bung được tấm drap giường cho gọn và phẳng hay học cách sử dụng máy hút bụi, máy giặt thảm, máy chải sàn chuyên dụng hàng giờ đồng hồ mới thuần thục.

Ngoài ra, bạn cũng cần trang bị kiến thức nghiệp vụ khi giao tiếp và phục vụ khách hàng. Sẽ thế nào nếu bạn không biết một câu tiếng Anh giao tiếp cơ bản và cứ lầm lầm lì lì dọn phòng hàng chục phút trong khi khách đang yêu cầu bạn trả lời một số câu hỏi nhỏ? Hoặc với những hành vi khiếm nhã từ một số khách thiếu lịch sự, bạn phải biết cách từ chối để vừa khiến khách từ bỏ ý định không hay, vừa không làm ảnh hưởng đến cảm nhận của khách về chất lượng dịch vụ của khách sạn… tất cả đều cần thời gian đào tạo, tự học hỏi, trau dồi và hoàn thiện kỹ năng nghiệp vụ của bản thân.

… và hoàn toàn có thể thành công – được thăng tiến

Bằng chứng là đã có rất nhiều người từ không biết gì, không học hành cao nhưng với sự nỗ lực trong công việc – ham học hỏi, trau dồi kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ để từng bước khẳng định năng lực của bản thân – “leo” lên những vị trí cao hơn là Giám sát tầng, Giám sát Buồng, thậm chí Quản lý, Trưởng bộ phận, Phó giám đốc, Tổng giám đốc…

Mỗi vị trí công việc, cấp bậc sẽ quy định và yêu cầu trách nhiệm khác nhau. Do đó, chỉ khi bạn cơ bản đáp ứng được những tiêu chí phù hợp để đảm nhận công việc tại vị trí, cấp bậc đó, bạn mới được cất nhắc từ cấp trên – đủ tự tin và sự hiểu biết để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Ngoài ra, cấp bậc tăng sẽ đồng nghĩa với mức lương và các chế độ đãi ngộ cũng tăng lên tương ứng. Điều này giúp nhân sự nghề (thuộc bộ phận buồng phòng) có thêm động lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ công việc để đạt được những thành tích cao hơn.

“Không có việc gì xấu mà chỉ có mình làm xấu. Mình phải làm việc như thế nào để người ta thấy đó là nghề đáng được học.” Housekeeping tuy là một nghề không chú trọng bằng cấp, nhưng công việc buồng phòng vẫn luôn được xếp vào danh sách những ngành nghề không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh dịch vụ, du lịch – lưu trú và nghỉ dưỡng. Thế mới thấy, vai trò và sự cần thiết của ngành nghề này đối với sự phát triển chung của toàn ngành là vô cùng lớn.

Nguồn bài viết: Hoteljob

 

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *